LỚP VẬN TẢI KINH TẾ ĐB&TP K49
khôn hồn thì đăng ký tham gia với bọn tớ! không gọi ông ngáo ộp ra bắt bán sang trung quốc bây giờ!

Join the forum, it's quick and easy

LỚP VẬN TẢI KINH TẾ ĐB&TP K49
khôn hồn thì đăng ký tham gia với bọn tớ! không gọi ông ngáo ộp ra bắt bán sang trung quốc bây giờ!
LỚP VẬN TẢI KINH TẾ ĐB&TP K49
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
Littlecu (2035)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
mr.ph4m (1717)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
galaticos (1406)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
sam (1074)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
nhok_nhim' (1047)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
thoike123 (547)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
jerry (539)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
37nghean (369)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
mystery (347)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 
tonni tèo (330)
bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_lcapbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Voting_barbà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Vote_rcap 

Latest topics
» xử lý vi phạm của rooney vn và galaticos
by Littlecu 6/26/2019, 17:02

» nhật kí hằng ngày cho mọi người(viết để xả stress) vesion 2.0
by anyone_of_us 9/26/2014, 09:54

» Đang tâm trạng
by anyone_of_us 9/23/2014, 15:51

» chiều nay dự báo có bão về.ae có đi học k?
by Littlecu 8/24/2013, 14:41

» Đã lâu lắm rồi mới lại viết bài ở forum.Cảm giác vẫn y như ngày nào...
by Littlecu 8/23/2013, 12:43

» GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
by Littlecu 4/16/2013, 18:53

» Quà tặng âm nhạc
by Littlecu 4/16/2013, 18:52

» tổ chức vận tải hành khách.....
by sam 4/13/2013, 17:07

» Chuyện của Lee:)
by sam 9/18/2012, 11:56

» NỘP BÀI TẬP LỚN ĐỊNH MỨC ( HẠN CHÓT LÀ 29 -04 -2011)
by sam 8/31/2012, 23:41

» nick yahoo của mọi người!
by Littlecu 3/23/2012, 23:23

» Xe đạp ư? Anh không đủ tư cách yêu em
by sam 2/14/2012, 23:45

» tâm sự 1 chàng ế
by sam 2/14/2012, 23:43

» LỊCH THI LẠI KỲ 1 NĂM 4.
by sam 2/14/2012, 23:39

» Socola handmade - quà tặng độc đáo cho ngày 14/2
by sam 2/14/2012, 23:39

» HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DIỄN ĐÀN
by Littlecu 1/30/2012, 17:34

» tình hình thu chi quĩ lớp
by lehuong 1/3/2012, 16:41

» THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI THỜI GIAN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
by cuadong 1/3/2012, 16:29

» THÔNG BÁO VỀ THỜI GIAN BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LÀM ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
by cuadong 12/30/2011, 11:35

» Tớ đâu có ngốc
by sam 12/26/2011, 22:53


bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

5 posters

Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by Littlecu 10/16/2010, 17:14

Chuyện một bà lão ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.

Nuôi bé 15 tháng tuổi thành sinh viên đại học
Đang loay hoay hỏi địa chỉ cụ Nguyệt ở khu vực sân nhà thờ ở phường Trần Hưng Đạo, TP Nam Định, biết chúng tôi là phóng viên, một bác xe ôm tận tình dắt vào tận nhà: "Cứ vài hôm mà không thấy bà ấy ra xin là chúng tôi lại mang vào tận nhà cho. Các chú viết lên báo xem có ai giúp bà ấy được không, chứ tội lắm. Bọn tôi thương nhưng chẳng có nhiều mà cho".

Chúng tôi không khỏi ái ngại khi đứng trước nơi ở của hai bà cháu, chẳng biết có nên gọi là nhà hay không - túp lều rộng chừng 8m2, làm bằng đủ thứ chất liệu: ngói, tôn, que củi, bao tải rách... Ánh đèn điện đỏ leo lét cộng với cái lạnh trong trời mưa sùi sụt càng khiến cho túp lều trông buồn thảm và tối tăm. Chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc tủ gỗ, cái giường tre trải chiếu manh thì thủng lỗ chỗ được lót bằng mấy tờ báo cũ. Gọn gàng, sạch sẽ nhất là cái bàn có mấy cuốn vở xếp ngay ngắn ở cửa nhà, bà Nguyệt tự hào: "Góc học tập của con Thảo đấy, nó đi học đại học trên Hà Nội rồi, lâu lắm chả thấy về".

[You must be registered and logged in to see this image.]

Bà Nguyệt có một tấm lòng nhân ái đáng quý.

Nghĩ chúng tôi là người lạ, chưa biết gì về hoàn cảnh hai bà cháu nên bà ngồi kể một mạch về đứa cháu - niềm tự hào của bà, bà kể chuyện nó học thế nào, ăn uống ra sao, lâu lâu bà lại xoa xoa cái gối rồi nói như mắng yêu nó. Có lúc bà lại khóc, bà bảo nhớ nó quá mà không có tiền lên Hà Nội thăm cháu: theo như tính toán của bà thì bà chỉ cần tiền đi xe ôtô khách và mua 1 cái bánh mỳ là được.
Đến bến xe ở Hà Nội, bà sẽ đi bộ theo cái sơ đồ mà Thảo vẽ cho lần trước, bà bảo bà đi ăn xin, lang thang nhiều nên đi bộ giỏi lắm. Nhưng vì tháng này chưa nhặt nhạnh đủ tiền gửi lên cho cháu đóng học phí nên bà chẳng dám đi lại tốn kém, lắm khi còn chẳng dám ăn.Gần nhà có người quen làm nghề chạy xe ôm ở Hà Nội, vài tuần về quê một lần, nên bà nhờ chú mang lên tận nơi cho Thảo.Bà Trần Thị Nguyệt, quê gốc ở làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Mẹ mất sớm, bà sinh ra đã không được nhìn mặt mẹ, bố lấy vợ hai, rồi đem theo người vợ mới và hai anh trai của bà vào Nam từ những năm 1945, sau này bà cũng chỉ nghe được rằng bố bà đã mất trong chiến tranh. Còn hai người anh trai của bà thì một người đi tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ, sau khi phục viên thì đã thất lạc và đến tận bây giờ bà vẫn không có tin tức gì. Còn một anh trai thì lưu lạc ra nước ngoài sống cùng vợ con. Chỉ còn một mình bà ở lại, sơ tán từ Hà Nam lên Nam Định, tìm thuê nhà để ở và bắt đầu đi bán xôi kiếm sống qua ngày.Khi đã bước sang tuổi ngũ tuần, tuổi già đã đến, cuộc sống cô đơn buồn tủi bất giác ập về, bà cũng muốn trong nhà có con, có cháu. Ở gần nhà trẻ trên đường Nguyễn Du, hay bán xôi cho đám trẻ con, bà cứ thích nhìn chúng nó vui chơi, đùa nghịch. Bà chú ý đến một đứa bé cứ sáng là bố chở bằng xích lô đến từ rất sớm rồi thả vào sân. Đứa bé cứ khóc ngằn ngặt, không chịu chơi với các bạn cứ bám vào song cửa mà khóc.Những hôm nhà trẻ nghỉ thì đứa bé rong ruổi theo xe xích lô của bố, mỗi khi có khách, người bố lại phải bỏ con lại bên vỉa hè nhờ mọi người trông giúp. Lắm khi thấy đứa trẻ chập chững cứ lê la ở vỉa hè, mặt mũi chân tay tái đi vì lạnh, bà Nguyệt thương, bế nó lên, mớm xôi cho nó. Được vài bữa, bà bảo: "Anh cứ đi làm đi, để nó tôi bế về nhà chăm cho". Ông bố đồng ý, cứ buổi sáng lại mang gửi bà, gửi thêm 3 nghìn đồng gọi là tiền ăn cho cháu. Được khoảng 5 hôm thì trong một lần mang con đến gửi, ông bố ôm lấy con mà khóc rồi hỏi: "Con có thương bố không?" - đứa trẻ ngô nghê chỉ cười. Bà cũng mắng yêu: "Cha bố anh, anh chả thương nó thì thôi, nó trẻ con thì biết gì thương với nhớ!".Bất giác ông bố quay ra dặn bà: tên cháu là Phạm Thị Thu Thảo, cháu vừa tròn 15 tháng tuổi.Chẳng ai ngờ, sau hôm đó, người bố ấy không bao giờ quay trở lại. Bà cũng chẳng có nhiều thông tin về bố cái Thảo, chỉ nghe mấy người làm nghề xe ôm kể lại mẹ Thảo là người Nam Định nhưng đang lưu lạc, bố Thảo là người gốc mãi tận Nghệ An. Nghe đâu, người đàn ông này đã bỏ vào miền Nam kiếm sống.Bà sống một mình, nhà cửa tạm bợ, nghề bán xôi cũng chẳng khá giả gì nên không biết có nuôi nổi cháu không. Ban đầu, nhiều người khuyên bà nên gửi bé Thảo vào trại trẻ mồ côi nhưng bà không đành lòng, anh trai của bà ở nước ngoài nghe tin cũng đánh tiếng về bắt bà tìm cách trả lại đứa trẻ, nếu không thì từ mặt, không còn anh em gì nữa. "Tôi thì chẳng nghĩ được gì nhiều. Thấy thương, lại nuôi nó thôi. Chứ bỏ nó đi lang thang thì tội lắm, ngày xưa cái thân tôi lang thang, không người thân thích tôi biết khổ thế nào rồi. Chẳng muốn nó lại khổ như mình ngày xưa nữa. Thôi thì mình cứ nuôi nó, biết đâu mai sau bố mẹ nó lại về tìm".Rồi bà lại cắp nó ra vỉa hè ngồi bán xôi, bà chăm nó cứ như chăm máu mủ ruột thịt nhà mình: "Khổ thân con bé, chắc nó cũng biết bà nghèo nên cũng ít khi khóc quấy hay đòi gì cả".Hai bà cháu cứ thế rau cháo qua ngày nuôi nhau cho tới tận khi Thảo đi học. Bà tự đi xin học cho cháu, tự tay chăm chút cho cháu từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Thương cháu nhưng nhà nghèo không có tiền, buổi sáng bà dậy sớm rang cơm nguội cho cháu ăn vì sợ cháu đi học đói. Nhắc tới những bữa ăn của Thảo, bà đưa tay gạt nước mắt: "Chỉ vì tôi nghèo quá nên bữa ăn sáng cho cháu đến trường không được như nhà người ta, chẳng có thịt cá gì, chỉ được mấy miếng đậu phụ với rau từ hôm trước để lại".Tiền học cho Thảo bà cũng phải làm đơn xin miễn học phí với lý do hoàn cảnh khó khăn rồi xin xác nhận của phường. Nhưng bà thì ngày một già yếu đi, cái lưng cứ còng xuống, chả đội được thúng xôi đi bán nên không đủ để lo toan cho cuộc sống hàng ngày của hai bà cháu. Những ngày bà ốm đau, hai bà cháu sống nhờ tình thương của xóm giềng - khi khỏe lại, bà Nguyệt chống gậy ra đường đi ăn xin nuôi cháu.Bà bắt đầu ra các bến xe buýt gần nhà đi ăn xin. Từ sáng sớm bà đã ra khỏi nhà, lang thang khắp các nẻo đường xin tiền về nuôi cháu. Một ngày bà cũng xin được 20 - 30 ngàn đồng, những hôm xin được ít thì bà chỉ dám ăn bánh mỳ để dành cơm cho cháu. Thấy hoàn cảnh bà cụ đáng thương, nhất là khi biết được cụ đang nhận nuôi một đứa bé mồ côi, người đi đường ai cũng thương và sẵn sàng giúp đỡ. Cứ như thế, bà Nguyệt sống tằn tiện nuôi cháu.Trung tá Trần Văn Dự, cảnh sát khu vực - Công an phường Trần Hưng Đạo cho biết: chuyện ngoài việc đề xuất chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ gia cảnh, anh em Công an đi tuần vẫn thường ghé qua thăm hỏi, động viên luôn, xem bà có ốm đau bệnh tật gì không. Cứ vài hôm không thấy cụ đi xin anh em có gì lại chủ động mang đến cho.Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chủ yếu là bà khóc, bà không khóc vì cơ cực mà khóc vì nhớ Thảo, thương cháu thiếu thốn, thiệt thòi. Chỉ khi chúng tôi nhắc đến chuyện học tập của Thảo thì bà mới thấy vui vẻ, tự hào: "Hồi đi học, năm nào nó cũng được giấy khen của trường, tôi chẳng hiểu vui là thế nào, chỉ nghĩ đơn giản rằng có giấy khen của trường tức là cháu mình học không thua kém bạn bè. Tôi càng động viên cháu cố gắng học, năm cháu thi vào cấp 3, cháu còn thừa tận 5 điểm rưỡi đấy".Năm ngoái, Thảo học xong cấp 3, bà Nguyệt muốn cháu học ở Nam Định vì đi xa bà chẳng có tiền. Nhưng Thảo cứ nài nỉ bà cho lên Hà Nội với quyết tâm nếu bà không có đủ tiền chu cấp thì cô sẽ tìm việc làm thêm ngoài giờ như rửa bát, dạy thêm để có tiền đi học. Thế rồi trong những ngày hè nóng bức năm 2009, những người dân ở xóm lao động nghèo lại thấy cái cảnh một học sinh ngồi bàn học còn một bà lão lưng còng ngồi sau dùng quạt nan quạt cho cháu ôn thi.Cái ngày Thảo nhận được giấy báo nhập học của Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, bà Nguyệt chảy cả nước mắt, chả ai biết là bà khóc vì mừng hay quá lo chuyện không có tiền cho cháu đi học. Xoay xở mãi, rồi thì làng xóm, chính quyền đoàn thể phường động viên, giúp đỡ, cuối cùng bà cũng gom được 7-8 trăm nghìn đồng để đưa cháu lên Hà Nội.Bà ơi, đừng khóc...Với số tiền ít ỏi, bà dắt cháu lên thủ đô. May thay, hàng xóm của bà có con đang đi làm ở Hà Nội, trong nhà trọ còn thừa một phòng. Thương hoàn cảnh của hai bà cháu, cô chú cho ở không lấy tiền và nuôi bữa cơm tối miễn phí. Cô chú chủ nhà làm nghề nấu bếp thuê cho nhà hàng nên đi suốt ngày, nhiệm vụ của Thảo là cuối giờ chiều đi đón con cô chú từ trường cấp 1 và kèm cho em học. Vì cô chú đi từ sáng sớm và về lúc tối muộn nên bữa sáng và bữa trưa, Thảo phải tự lo cơm nước. Sáng sớm, Thảo thường bụng đói đạp xe đến trường và trưa thì ăn bánh mỳ, đợi đến tối mới được một bữa cơm ăn cùng cô chú. "Ngày đầu bà đưa lên nhập học thì cháu vui lắm vì lớp có nhiều bạn để chơi, nhưng đến tối ngủ một mình và buổi trưa không có cơm ăn thì cháu bắt đầu thấy nhớ bà quá" - Thảo thật thà kể lại ngày đầu tiên từ Nam Định lên Hà Nội nhập học.Phóng viên gặp Thảo trong căn phòng trọ nhỏ trên tầng 5, khu tập thể cũ đường Phương Mai, Hà Nội. Đôi mắt buồn, đầy tự ti và ái ngại - có lẽ, ở tuổi 18, cô bé đã bắt đầu cảm nhận được hoàn cảnh khó khăn của mình.
Những ký ức về bà cứ thế chảy đầy câu chuyện của chúng tôi: vẫn những chuyện bà Nguyệt đã kể cho chúng tôi, vẫn là chuyện bà chăm ăn, thức đêm trông cho học... Chỉ những chuyện bình dị đó thôi nhưng đã nói lên ơn nghĩa của bà. Chuyện cổ tích bà dệt nên cũng chỉ như thế nhưng người ta nói những câu chuyện thần kỳ thường được làm nên bởi những thứ vô cùng bình dị."Đến 4-5 tuổi là bà đã chẳng giấu gì nguồn gốc của cháu rồi. Bà kể hết cho cháu nghe hoàn cảnh, bà bảo cháu cần biết rõ để nhỡ khi bà ốm đau già yếu có làm sao thì còn biết nguồn gốc của mình".- Nếu có một ngày bố mẹ cháu tìm về đón cháu thì cháu có về ở với họ không?- Cháu không, cháu ở với bà để chăm bà vì bà già rồi. Bà thương cháu lắm.Thảo còn kể cho chúng tôi nghe những lúc bà giận Thảo vì đi học bị điểm kém hay mải rong chơi theo đám bạn mà đi học về muộn. Những ký ức tràn về, những câu chuyện cảm động thường khiến cho người ta dễ khóc nhưng tuyệt nhiên chúng tôi thấy Thảo không hề rớm lệ:- Thế nhớ bà thì Thảo có khóc không? Ở nhà mà nói đến Thảo lần nào bà cũng khóc đấy.- Dạ không ạ! Bà dạy cháu từ bé là không được khóc! Mà cháu cũng không bao giờ khóc đâu. Bà bảo có thương bà thì cố mà học thật giỏi để bà vui!Chợt nhớ, lúc rời khỏi nhà bà Nguyệt ở Nam Định, chúng tôi ngoái lại nhìn cái bóng người già lưng còng trong túp lều lụp xụp mà lòng như thắt lại. Và nếu có ai đó đã mất niềm tin vào tình thương trên cõi đời này khi nghe về câu chuyện này, mong rằng sẽ cảm nhận được cuộc đời này còn nhiều yêu thương lắm.Có thể, ở cái tuổi 18 ăn chưa no, lo chưa tới, Thảo sẽ chưa hiểu hết nghĩa "Thái Sơn" của lòng bà. Cuộc sống phía trước chắc chắn sẽ có không ít khó khăn nhưng chúng tôi tin: tình thương xuất phát từ trái tim của bà sẽ giúp Thảo vượt qua - bởi trái tim yêu thương thì luôn rung lên những điều kỳ diệu nhất! [You must be registered and logged in to see this link.]


Được sửa bởi cuti_chantrau ngày 10/16/2010, 17:21; sửa lần 1.
Littlecu
Littlecu
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh

thú nuôi : cá sấu
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 2035
xu xu : 6914 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 57
Birthday Birthday : 19/06/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : Nhổn Plaza

https://vantai49.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by Littlecu 10/16/2010, 17:19

đọc để thấy rằng ta còn quá may mắn và hạnh phúc so với những số phận ấy! vậy mà có lúc ta đã chê trách số phận,cuộc đời bất công với ta! hãy cảm thấy hạnh phúc vì mình có 1 mái nhà để che mưa nắng,có 2 người để gọi bố mẹ và có 1 ai đó để yêu thương!
tôi còn quá yếu đuối so với bạn trước bão tố cuộc đời! đã 10 tháng trôi qua kể từ ngày câu chuyện của bạn được đăng báo! hi vọng may mắn,hạnh phúc đã và sẽ đến với 2 bà cháu!
Littlecu
Littlecu
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh

thú nuôi : cá sấu
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 2035
xu xu : 6914 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 57
Birthday Birthday : 19/06/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : Nhổn Plaza

https://vantai49.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by 37nghean 10/17/2010, 10:47

đọc bài này cảm động quá
t thạt khâm phục bà lão đó
cầu mong mọi sự may mắn đến vứi bà
37nghean
37nghean
Thiếu Tá
Thiếu Tá

giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 369
xu xu : 5119 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 5
Birthday Birthday : 10/08/1990
tuổi tuổi : 33

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by mr.ph4m 10/17/2010, 11:03

cuộc đời ơi còn lắm mảnh đời bất hạnh
mr.ph4m
mr.ph4m
Thượng Tướng
Thượng Tướng

thú nuôi : lợn ỉn
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1717
xu xu : 6060 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 91
Birthday Birthday : 29/10/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by 37nghean 10/17/2010, 11:10

chính vì vậy mình mới thấy mình thật hạnh phúc
xã hội thì cha của bất công,cuộc sống thì cha của công băng
37nghean
37nghean
Thiếu Tá
Thiếu Tá

giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 369
xu xu : 5119 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 5
Birthday Birthday : 10/08/1990
tuổi tuổi : 33

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by sam 10/17/2010, 17:27

không biết sau bài báo này 2 bà cháu có nhận được sự giúp đỡ nào không vậy, hay lại viết để viết thế này thôi nhỉ???
sam
sam
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

thú nuôi : heo lười
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1074
xu xu : 6412 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 71
Birthday Birthday : 23/05/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

http://vn.myblog.yahoo.com/luongminhhai_12a7

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by mr.ph4m 10/17/2010, 17:30

dù có hay ko thì câu chuyện này cũng giúp cta trân trọng những gì đang có
mr.ph4m
mr.ph4m
Thượng Tướng
Thượng Tướng

thú nuôi : lợn ỉn
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1717
xu xu : 6060 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 91
Birthday Birthday : 29/10/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by sam 10/17/2010, 17:35

trân trọng có sống được không, có thực mới vực được đạo.
sam
sam
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

thú nuôi : heo lười
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1074
xu xu : 6412 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 71
Birthday Birthday : 23/05/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

http://vn.myblog.yahoo.com/luongminhhai_12a7

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by Littlecu 10/17/2010, 17:39

sam đã viết:trân trọng có sống được không, có thực mới vực được đạo.
chính những suy nghĩ này làm chúng ta suy đồi đạo đức và làm xã hội mất đi tính nhân văn!
Littlecu
Littlecu
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh

thú nuôi : cá sấu
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 2035
xu xu : 6914 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 57
Birthday Birthday : 19/06/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : Nhổn Plaza

https://vantai49.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by sam 10/17/2010, 17:40

ý tao không phải là suy đồi hay không, mà ý tao là đăng được báo lên như thế này nhưng có làm được gì cho cuộc sống của người ta không, suy đồi ở đâu??
sam
sam
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

thú nuôi : heo lười
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1074
xu xu : 6412 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 71
Birthday Birthday : 23/05/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

http://vn.myblog.yahoo.com/luongminhhai_12a7

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by Littlecu 10/17/2010, 17:45

sam đã viết:ý tao không phải là suy đồi hay không, mà ý tao là đăng được báo lên như thế này nhưng có làm được gì cho cuộc sống của người ta không, suy đồi ở đâu??
đã đăng lên báo thì chắc chắn ít nhiều sẽ nhận được sự giúp đỡ! thay vì ngồi đây hỏi linh tinh,sao ko đi search trên mạng xem có thông tin gì mơi về 2 bà cháu ấy ko? còn xin thưa là trân trọng ko sống được nhưng nếu ko biết trân trọng thì cũng ko làm người đc đâu!
Littlecu
Littlecu
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh

thú nuôi : cá sấu
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 2035
xu xu : 6914 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 57
Birthday Birthday : 19/06/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : Nhổn Plaza

https://vantai49.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by sam 10/17/2010, 17:53

Bà lão ăn xin nuôi cháu nuôi học đại học

Theo Báo Quân đội - 29/09/2010

QĐND Online – Chúng tôi tìm đến số nhà 22, đầu ngõ Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo (TP Nam Định) vào giữa buổi trưa nắng gắt nhưng bà Nguyễn Thị Nguyệt vẫn chưa về. Lúc này, tại bến xe buýt trên đường Trần Hưng Đạo một cụ già hơn 70 tuổi, dáng người gầy ốm, lưng còng, làn da ngăm đen vẫn đội nón, tay khoác túi ni lông len lỏi giữa dòng người đông đúc để xin từng đồng bạc lẻ gửi lên Hà Nội cho cháu ăn học. Nhắc đến tên của bà, gần, xa ai cũng biết, không phải vì bà đi ăn xin mà bởi bà có một tấm lòng – một tình cảm thương yêu sâu nặng dành cho đứa cháu không cùng máu mủ ruột rà.
Hai mươi năm... một mình tần tảo nuôi cháu
Cách đây 20 năm, người đàn bà ấy đã không đành lòng bỏ rơi một đứa trẻ không cùng huyết thống. Hồi ấy, bà Nguyệt bán xôi ở gần khu nhà trẻ trên đường Nguyễn Du (TP Nam Định). Vào mỗi buổi sáng, bà lại thấy một người đàn ông trẻ tuổi chở xích lô, ẵm một bé gái vào gửi nhà trẻ. Đứa trẻ cứ lủi thủi chơi một mình rồi khóc suốt buổi đòi bố. Một lần, bà Nguyệt lại gần hỏi chuyện, người đàn ông ấy đã ngỏ ý nhờ bà trông con giúp một thời gian và hứa mỗi ngày sẽ qua thăm con và gửi bà 3.000 đồng để bà mua đồ ăn cho cháu. Thế nhưng, đến ngày thứ tư thì bà chả thấy người đàn ông ấy quay lại và từ đó bặt vô âm tín. Sau câu chuyện qua quýt giữa hai người, bà Nguyệt đã kịp biết được tên cháu gái là Phạm Thị Thu Thảo, 15 tháng tuổi.
Sau đó, một số người cùng chở xích lô với bố bé Thảo cho biết, hai vợ chồng người đàn ông ấy làm ăn vỡ nợ rồi bỏ vào Nam sinh sống. Thế là bà trở thành bà, thành mẹ bé Thảo. Ngôi nhà tạm bợ, tiền bán xôi ba cọc ba đồng, nhiều người khuyên bà nên gửi Thảo vào trại trẻ mồ côi, nhưng bà không đành lòng. Bà bảo, cuộc đời bà đã trải qua những năm tháng bơ vơ, không người thân thích nên bà hiểu nỗi buồn tủi, khó khăn và cô đơn ấy. Vậy nên, dẫu có khó khăn đến mấy, bà cũng phải nuôi Thảo trưởng thành, bù đắp cho Thảo tình thương yêu mà em thiếu thốn. Thế rồi, bữa rau, bữa cháo, hai bà cháu nuôi nhau cho đến khi Thảo vào đại học và giờ đã là cô sinh viên năm thứ hai Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội..
[You must be registered and logged in to see this image.]
Bà Nguyệt thường ngồi trước cửa ngóng cháu về.
Bà Nguyệt quê gốc ở làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Mẹ bà mất sớm, bố lấy vợ hai rồi cùng hai anh trai bà vào Nam sinh sống từ những năm 1945. Sau đó, bà nghe tin, bố đã mất trong chiến tranh, hai anh trai bà tham gia kháng chiến và bị thất lạc. Từ đó, bà không có tin tức gì về họ nữa. Bà sơ tán lên Nam Định thuê nhà ở và bán xôi kiếm sống. Năm 1992, bà gặp bố con bé Thảo và từ đây, bà dành cả tình yêu thương, chăm sóc cho bé Thảo - người cháu không cùng huyết thống.
Cho đến tận bây giờ, bà vẫn không quên được cái đêm mùa đông năm 1997. Khi ấy, bé Thảo mới lên 7 tuổi. Giữa đêm, Thảo sốt cao, bà Nguyệt loay hoay không biết làm thế nào. Hàng xóm mách bà lên phố Năng Tĩnh nhờ bác sỹ về khám giúp. Thế rồi, giữa đêm lạnh như cắt da cắt thịt, bà đã đi bộ gần 2 giờ đồng hồ mới tìm được đến nhà bác sỹ. Rồi bà Nguyệt giở cho chúng tôi xem tập giấy khen của Thảo – niềm tự hào của bà: “Cháu Thảo học giỏi lắm. Năm nào cháu cũng được giấy khen của nhà trường đấy. Lần nào thi vào lớp chất lượng cao, cháu cũng đỗ cả. Năm vào lớp một, cháu được xếp vào lớp C (một trong ba lớp chất lượng cao), hai bà cháu vui quá, dắt nhau khoe khắp phố”.
Ước mong lớn nhất là thấy cháu thành đạt
Chúng tôi không khỏi ái ngại khi đứng trước nhà của hai bà cháu Thảo. Ngôi nhà chỉ rộng chừng hơn 6m2, tối tăm, ẩm thấp và được chắp vá bằng mọi thứ chất liệu: gạch, ngói, tôn, áo mưa và bao tải rách... Trong nhà không có gì đáng giá ngoài chiếc tủ gỗ ọp ẹp và chiếc giường tre đã cũ. Trên giường, vẫn còn nguyên đĩa cơm nắm khô khốc, được che đậy cẩn thận trong chiếc rổ nhựa. Bà bảo, sáng nào bà cũng nắm cơm để đó rồi đi xin, lúc nào đói bụng thì về bà nhà ăn qua quýt rồi lại đi.
Vừa trò chuyện với chúng tôi, bà vừa sắp lại ngay ngắn những tờ tiền lẻ - thành quả của một ngày bà lang thang trên khắp nẻo đường TP Nam Định. Khi chúng tôi hỏi về Thảo, bà Nguyệt đã khóc. Nước mắt lăn dài trên hai gò má rồi nhỏ xuống làm ướt cả sấp tiền lẻ bà đang cầm trên tay. Bà không khóc vì cơ cực mà đó là những giọt nước mắt thương, nhớ cháu. Thế rồi, như sực nhớ ra, bà Nguyệt khoe: “Cháu Thảo nhắn là mai cháu về thăm tôi đấy. Cháu ngoan và thương tôi lắm. Phải đến mấy tháng rồi, hai bà cháu không được gặp nhau. Tôi phải dành dụm tiền để cho cháu ăn học nên không lên Hà Nội thăm cháu thường xuyên được”. Hôm nay, bà Nguyệt phấn khởi lắm, bà xin được đến hơn 70.000 đồng. Bà bảo, mai Thảo về, bà sẽ dẫn Thảo đi mua một cái ô che mưa và một chiếc bàn học nhỏ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Căn nhà của bà Nguyệt rộng chừng 6m2 đưọc lợp bằng đủ loại chất liệu.
Đôi mắt bà Nguyệt đã mờ và thâm quầng vì lo toan và vì những lần đi xin bị té ngã giữa đường. Đôi mắt ấy ướt nhoè khi bà kể cho chúng tôi nghe về những khó khăn của buổi đầu bé Thảo cắp sách đến trường. Ngày ấy, tự bà đi xin học cho cháu, lo cho cháu từng bữa ăn, giấc ngủ. Thảo đi học, sáng nào bà cũng dậy thật sớm, rang cơm nguội cho cho Thảo ăn vì sợ cháu đi học đói bụng. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, người đàn ông năm đó vẫn không trở về, Thảo đã học hết cấp 3, bà thì ngày càng già yếu. Những ngày ốm đau, bà sống nhờ vào tình thương yêu, đùm bọc của hàng xóm láng giềng. Khi khoẻ lại, bà quyết định chống gậy ra đường đi xin để có tiền nuôi cháu ăn học. Đã hơn 4 năm nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, dù khoẻ hay ốm, bà vẫn không bỏ một buổi đi xin nào. Bà sợ, nếu bà nghỉ, cháu bà sẽ thiếu tiền đóng học. 4 năm, bà chỉ ăn cơm nắm, bánh mỳ, tằn tiện nuôi cháu.
Tốt nghiệp cấp 3, Thảo xin bà được lên Hà Nội dự thi đại học. Dù biết rằng, học xa sẽ rất tốn kém nhưng bà Nguyệt vẫn động viên cháu ôn thi. Những ngày hè mất điện, bà ngồi cả đêm quạt cho Thảo học bài. Và rồi, bà Nguyệt đã không cầm được nước mắt khi Thảo nhận được giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Mở Hà Nội. Bà vui vì Thảo đỗ đạt, bà cũng lo về chặng đường khó khăn trước mắt. Nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, chính quyền địa phương, bà cũng gom được 800 nghìn đồng đưa cháu lên Hà Nội nhập học. Từ đó, cứ hai tháng, bà lên Hà Nội thăm Thảo một lần. Lần nào đi, bà cũng lục sục cả đêm sắp đồ ăn mang lên cho Thảo vì bà thương cháu ở Hà Nội thiếu thốn. “Từ nhỏ, Thảo đã thường xuyên bị đau đầu nên tôi phải mua thuốc mang lên cho cháu. Tôi mua cả thuốc nhỏ mắt nữa vì nó học hành căng thẳng lắm. Nó thích ăn thịt gà và dưa hấu, lần nào lên Hà Nội, tôi cũng mua. Cũng may, cô bán hàng ở chợ thương hoàn cảnh hai bà cháu nên lấy rẻ thôi. Tôi ở nhà ăn gì cũng xong, chỉ thương cháu thôi”, bà Nguyệt chia sẻ.
Trước mắt, còn rất nhiều khó khăn mà bà Nguyệt phải trải qua cho đến khi Thảo thật sự trưởng thành. Thế nhưng, bà luôn vững tin rằng, bà có đủ sức để tiếp tục nuôi Thảo ăn học, vì bà khao khát đến ngày, bà được lên Hà Nội và nhìn thấy cháu bà khoác áo cử nhân.http://tintuc.xalo.vn/00-677488515/ba_lao_an_xin_nuoi_chau_nuoi_hoc_dai_hoc.html
có ai tự nhận mình không biết tran trọng đâu, cũng có phải ai nói ra câu nói đó là người không biết trân trọng???
sam
sam
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

thú nuôi : heo lười
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1074
xu xu : 6412 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 71
Birthday Birthday : 23/05/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

http://vn.myblog.yahoo.com/luongminhhai_12a7

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by sam 10/17/2010, 17:54

cư nói như thế là không làm người được àh???
sam
sam
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

thú nuôi : heo lười
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1074
xu xu : 6412 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 71
Birthday Birthday : 23/05/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

http://vn.myblog.yahoo.com/luongminhhai_12a7

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by 37nghean 10/18/2010, 15:22

mấy chú cãi nhau làm j nhỉ
chúng ta là sinh viên,tiềm lực có hạn mà,đang ăn bám bố mẹ cả mà
37nghean
37nghean
Thiếu Tá
Thiếu Tá

giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 369
xu xu : 5119 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 5
Birthday Birthday : 10/08/1990
tuổi tuổi : 33

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by mr.ph4m 10/18/2010, 15:50

ai có đk thì người ta ủng hộ,ko có thì đọc để thương cảm với hoàn cảnh của người ta
có đứa nào đọc bài này xong gửi k ủng hộ ngay chưa???
có thế mà cũng cãi nhau rùi
quan trọng là phải có cái tâm
mr.ph4m
mr.ph4m
Thượng Tướng
Thượng Tướng

thú nuôi : lợn ỉn
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1717
xu xu : 6060 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 91
Birthday Birthday : 29/10/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by nhok_nhim' 10/18/2010, 17:00

thôi!ko cãi nhau nữa.gửi bài này lên mọi người đọc đc ai giúp đc thì giúp ko thì thôi.đồng cảm với người ta.có j mà nhắng hết cả lên.miễn mình có tâm là đc rồi
nhok_nhim'
nhok_nhim'
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1047
xu xu : 5975 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 91
Birthday Birthday : 04/09/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : Đất tổ

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by sam 10/18/2010, 19:12

ôi,cái tâm, rút kinh nghiệm vậy, không tranh luận nữa, đọc để biết mình vẫn còn nhỏ bé so với cái thế giới này quá, đọc để hiểu được ta vẫn còn quá may mắn.........
sam
sam
Thiếu Tướng
Thiếu Tướng

thú nuôi : heo lười
giới tính giới tính : Nam Horse bài đã gửi bài đã gửi : 1074
xu xu : 6412 điểm hạnh kiểm điểm hạnh kiểm : 71
Birthday Birthday : 23/05/1990
tuổi tuổi : 33
Đến từ Đến từ : thái bình city

http://vn.myblog.yahoo.com/luongminhhai_12a7

Về Đầu Trang Go down

bà đi xin ăn  nuôi cháu học đại học Empty Re: bà đi xin ăn nuôi cháu học đại học

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết